Lực lượng đặc biệt có vai trò như thế nào ở Libya?

Dù không "rõ mặt biết tên" trên thực địa, song sự hiện diện của lực lượng đặc biệt của các nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Libya ngày càng rõ và đã giúp lực lượng nổi dậy có những bước tiến quan trọng, nhất là trong việc tiến vào kiểm soát thủ đô Tripoli. Người phát ngôn của quân đội Pháp, Đại tá Burkhard, lý giải về những chiến thắng liên tiếp của lực lượng nổi dậy ở Libya như là sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Theo ông Burkhard, từ 5 tháng rưỡi nay, các đợt không kích của Pháp diễn ra đều đặn và đã làm suy yếu lực lượng của Gaddafi.
Dù không "rõ mặt biết tên" trên thực địa, song sự hiện diện của lực lượng đặc biệt của các nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Libya ngày càng rõ và đã giúp lực lượng nổi dậy có những bước tiến quan trọng, nhất là trong việc tiến vào kiểm soát thủ đô Tripoli.

Trang mạng tạp chí Le Nouvel Observateur (Pháp) cho biết theo những phát ngôn chính thức, NATO không ủng hộ, huấn luyện cũng như cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy. Người phát ngôn của quân đội Pháp, Đại tá Burkhard, lý giải về những chiến thắng liên tiếp của lực lượng nổi dậy ở Libya như là sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Theo ông Burkhard, từ 5 tháng rưỡi nay, các đợt không kích của Pháp diễn ra đều đặn và đã làm suy yếu lực lượng của Gaddafi.

Các chiến dịch đã làm vô hiệu hóa trang thiết bị vũ khí, các địa điểm chỉ huy và các khẩu đội phòng không của ông Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng nổi dậy từ chỗ rất yếu đã hoạt động ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo của Pháp Eric Dénécé cho rằng đó là những đánh giá có phần chủ quan. Với tất cả những hiểu biết về Libya, ông Dénécé cho rằng lực lượng nổi dậy hoàn toàn không có khả năng thực hiện bất cứ hoạt động gì lớn về quân sự. Vì vậy, có thể nói NATO đã điều phối các bước tiến của lực lượng nổi dậy trên các mặt trận, cho phép một số lực lượng nổi dậy Libya ở Misrata qua đường biển để vào Tripoli và bật đèn xanh cho lực lượng bên trong Tripoli phối hợp hành động.

Ngoài ra, những bước tiến đột phá gần đây của lực lượng nổi dậy có sự trợ giúp rất lớn của lực lượng không quân Mỹ, đặc biệt là của loại máy bay do thám không người lái Predator, duy trì sự theo dõi và giám sát liên tục tại các khu vực do lực lượng trung thành với ông Gaddafi kiểm soát.

Theo cố vấn đặc biệt của Cơ quan nghiên cứu chiến lược Pháp, ông François Heisbourg, sự hiện diện của các máy bay trực thăng chiến đấu của Pháp và Anh trên lãnh thổ Libya từ cuối tháng 5/2011 đã giúp bảo vệ lực lượng nổi dậy chống lại các đợt phản công của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Trong tháng 7, Pháp đã khẳng định việc thả dù các loại vũ khí hạng nhẹ, súng trường, tiểu liên, phóng lựu cho lực lượng nổi dậy Libya, song bác bỏ việc trang bị cho họ các loại tên lửa chống tăng.

Ở thời điểm bước tiến của quân nổi dậy chững lại hồi tháng 4/2011, họ đã yêu cầu NATO giúp đỡ tại chỗ. Do Nghị quyết của Liên hợp quốc ngăn cản mọi hành vi can thiệp trên thực địa, nên các nước đã tìm cách gửi cố vấn quân sự đến Libya.

Về phía Pháp, cố vấn đặc biệt của nước này đã được cử đến Benghazi để đánh giá nhu cầu và đưa ra báo cáo tổng kết về những gì đã diễn ra. Họ được phép tiếp xúc với các nhà lãnh đạo quân sự thuộc Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC), song không làm nhiệm vụ huấn luyện cho quân nổi dậy.

Mặc dù luôn bị các nước đồng minh bác bỏ, song sự hiện diện của các lực lượng đặc biệt nước ngoài có thể là điểm mấu chốt của cuộc xung đột. Ngay từ cuối tháng 2/2011, báo chí Anh đã nói đến sự can thiệp của lực lượng đặc biệt SAS nhằm rút các nhân viên "mật" của họ làm việc trong các công ty dầu lửa ở miền Nam Libya.

Chuyên gia Eric Dénécé khẳng định đã xuất hiện ở Libya các nhân viên tình báo của Pháp, Anh, Mỹ, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất và có thể cả của Italy. Trong số họ có những người làm việc cho các cơ quan bí mật (Pháp, Anh, Mỹ), lực lượng đặc biệt (Anh, Mỹ), các công ty tư nhân và những nhân viên tình nguyện nước ngoài.

Theo phần lớn các chuyên gia, hoạt động tình báo là một hình thức cổ điển hỗ trợ cho các hoạt động quân sự. Với tình hình hiện tại ở Libya, các hoạt động tình báo là chất keo cần thiết. Dù trên phương diện chính trị, tuyên bố của các nước đồng minh khẳng định không có sự can thiệp trên thực địa, song thực tế các hoạt động tình báo, ngầm, mang tính chiến thuật, thậm chí cả việc hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng nổi dậy, là cần thiết và không phải bàn cãi./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục