Sáu điều cần biết về đội tuyển bóng đá Australia

Trước giờ bóng lăn, BigPond Sport đã cung cấp cho độc giả một số thông tin thú vị về đội bóng của xứ sở Kangaroo - Australia.
World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi là vòng chung kết World Cup thứ ba mà đội tuyển Australia tham dự (trước đó là vào năm 1974 và 2006).

Tại giải lần này, Australia nằm ở bảng D cùng với các đội tuyển Đức, Serbia và Ghana và họ sẽ có trận đấu đầu tiên của các cầu thủ Australia sẽ diễn ra vào ngày 13/6 tới. Trước giờ bóng lăn, BigPond Sport đã cung cấp cho độc giả một số thông tin thú vị về đội bóng đến từ châu Đại dương này.

Tên gọi đã chứa đựng sự "ngớ ngẩn"

Bạn có thể quy trách nhiệm việc này cho nhà báo Tony Horstead ở Sydney, người vào năm 1967 đã gán cho đội tuyển Australia cái tên "Socceroos" trước khi lên đường tới miền Nam Việt Nam, chắc chắn là điều này thực sự đã làm các cư dân địa phương phấn khích. Vì một lý do chưa xác định, chuyến đi này lại không trở thành hiện thực.

Nước Đức - "Bóng ma" ám ảnh tuyển Australia

Lần đầu tiên Australia góp mặt tại vòng chung kết World Cup là vào năm 1974, khi đó Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) là đội chủ nhà. Australia đã chơi cả hai trận với cả Tây Đức lẫn Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Kết quả là cả hai trận các "Socceroos" đều phải chịu phơi áo mà không ghi nổi một bàn thắng nào với tỷ số lần lượt là 3-0 và 2-0.

Mãi 32 năm sau, Australia mới lại lọt vào tới vòng chung kết World Cup 2006 ở Đức. Tại World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi, Australia không những nằm cùng bảng D với đội tuyển Đức mà còn phải đối đầu với "cỗ xe tăng" ngay trong trận mở màn vào ngày 13/6.

Đội tuyển Australia xếp thứ 20 thế giới

Australia hiện đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng của FIFA. Vị trí này thấp hơn sáu bậc so với thứ hạng cao nhất trong lịch sử mà đội tuyển Australia từng đạt được vào ngày 14/9/2009. Vị trí thấp nhất mà Australia phải nếm trải là vào tháng 6/2000, khi phong độ của "Socceroos" xuống dốc thê thảm và bị tụt sâu xuống vị trí 92 trong bảng xếp hạng của FIFA.

Đội tuyển Australia đang nắm giữ kỷ lục về bàn thắng

"Socceroos" trải qua những thời khắc "hoành tráng" và người hâm mộ không thể nào quên ở trận đấu gặp đội tuyển Tonga vào tháng 4/2001 ở vòng loại World Cup 2002, khi các cầu thủ Australia ghi tới 22 bàn thắng mà không để thủng lưới bàn nào.

Chỉ hai ngày sau đó, đội tuyển Australia tiếp tục "đè bẹp" American Samoa với tỷ số không tưởng 31-0 và đây vẫn là kỷ lục ghi bàn trên thế giới trong một trận đấu quốc tế. Ngoài ra, với thành tích ghi tới 13 bàn thắng, cầu thủ Archie Thompson cũng nắm kỷ lục thế giới về số bàn thắng ghi được trong một trận đấu.

Nhà vô địch thế giới không chính thức trong bốn ngày

Đội tuyển Australia tiếp quản chức "vô địch thế giới" của Mỹ vào ngày 14/6/1992 và chỉ bốn ngày sau đó đã bị Argentina thế chỗ. Trong số những "nhà vô địch" kiểu này có Gruzia và Netherlands Antilles.

Guus Hiddink là huấn luyện viên kém năng lực nhất

Xét về mặt thống kê, một tên tuổi lớn thường được nhắc đến là chiến lược gia người Hà Lan Guus Hiddink, tuy nhiên ông chỉ là nhà cầm quân thành công thứ năm của Socceroos với tỷ lệ trận thắng là 58%.

Đồng hương của ông là huấn luyện viên đương nhiệm Pim Verbeek khá hơn một chút với 59%. Ngay cả Frank Farina, thường bị đánh giá là một kẻ vô dụng, cũng có tỷ lệ thành công lớn hơn Hiddink (59%). Một huấn luyện viên có thành tích tương đối khá là El Tel Venables với số trận thắng khi dẫn dắt đội tuyển Australia là 65%.

Vị huấn luyện viên có thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng đá Australia là Les Scheinflug khi số trận thắng do ông dẫn dắt đạt tới con số kỷ lục 71%./.

Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục