Chùm ảnh nguy cơ bùng phát chiến tranh tại Crimea

Tình hình bán đảo Crimea vẫn đang hết sức căng thẳng sau khi nước cộng hòa tự trị này ký hiệp ước thỏa thuận sáp nhập vào Liên bang Nga.

Tình hình bán đảo Crimea vẫn đang hết sức căng thẳng sau khi nước cộng hòa tự trị này ký hiệp ước thỏa thuận sáp nhập vào Liên bang Nga.

Trong ngày 19/3, lực lượng tự vệ Crimea đã chiếm giữ trụ sở Bộ tham mưu Hải quân Ukraine ở quân cảng Sevastopol và bắt giữ Tư lệnh Hải quân Ukraine Sergiy Gayduk. Sau đó, khoảng 30 binh sĩ hải quân Ukraine đã gói gém đồ đạc cá nhân rời khỏi doanh trại.

Vụ việc này xảy ra một ngày sau vụ nổ súng ở một trung tâm nghiên cứu quân sự tại thủ phủ Simferopol, Crimea làm hai người chết hôm 18/3.

Nga đã gọi vụ nổ súng này là một "hành động khiêu khích" trong khi Ukraine thì gọi đó là "tội ác chiến tranh." Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ nổ súng.

Ngày 18/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã cho phép binh lính nước này được "sử dụng vũ khí" sau vụ binh sĩ bị bắn chết trong khi Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Nga chỉ thị binh sĩ nước này không được phép sử dụng vũ khí, "dù chỉ là ná."

Giới chuyên gia dự báo đây có thể sẽ là cuộc khủng hoảng Đông-Tây tồi tệ nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. 

Ngày 19/3/2014, lực lượng tự vệ Crimea cùng những người ủng hộ Nga đã chiếm trụ sở Bộ tham mưu hải quân Ukraine tại thủ phủ Sevastopol (Crimea) và bắt giữ tư lệnh hải quân Ukraine. Ảnh AFP/TTXVN phát
Ngày 19/3/2014, lực lượng tự vệ Crimea cùng những người ủng hộ Nga đã chiếm trụ sở Bộ tham mưu hải quân Ukraine tại thủ phủ Sevastopol (Crimea) và bắt giữ tư lệnh hải quân Ukraine. Ảnh AFP/TTXVN phát
Binh sĩ Ukraine gói ghém tư trang rời khỏi căn cứ (Nguồn: RT)
Binh lính Ukraina được triển khai tại một trạm kiểm soát nằm trên đường biên giới (gần Kherson) giữa Ukraine và Crimea. Ảnh AFP/TTXVN phát
Các Bộ trưởng Ukraine dành một phút mặc niệm binh sĩ thiệt mạng trong cuộc họp nội các ở thủ đô Kiev ngày 19/3/2014. Ảnh AFP/TTXVN phát
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục