Điềm báo cho Bồ Đào Nha

"Vở kịch" Hy Lạp - điềm báo trước cho Bồ Đào Nha

Chứng kiến khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo kinh tế Bồ Đào Nha năm 2012 sẽ giảm mạnh tương tự.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Bồ Đào Nha năm 2012 sẽ giảm mạnh như Hy Lạp. Hai nước đều có mức thâm hụt tài khoản vãng lai tương tự nhau và thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha cũng sẽ sâu sắc như Hy Lạp, nhưng hai nước có sự khác biệt lớn là Bồ Đào Nha có sự hậu thuẫn chính trị mà Hy Lạp chỉ nằm mơ mới có.

Vì thế, nếu Hy Lạp dần dà không chống đỡ được nguy cơ vỡ nợ hoặc nếu Bồ Đào Nha không thể tái gia nhập các thị trường trái phiếu như dự định vào cuối năm 2013, Bồ Đào Nha có thể sẽ dựa vào vòng trợ giúp quốc tế thứ hai bên cạnh khoản trợ giúp 78 tỷ euro (104 tỷ USD) mà nước này đã nhận được hồi tháng 5/2011.

Bộ trưởng tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble, cho hay Berlin sẵn sàng điều chỉnh chương trình "cải cách để được vay tiền" mà Lisbon đang thực hiện dưới sự giám sát của IMF và Liên minh châu Âu (EU). Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dùng từ "rất đáng khuyến khích" để diễn tả sự tiến bộ của Lisbon trong việc giảm thâm hụt ngân sách.

IMF đã công bố bản báo cáo tạm thời tích cực về Bồ Đào Nha, trong khi các nhà lãnh đạo EU hồi cuối tháng 1/2012 nói rằng cả Bồ Đào Nha và Ireland (nước thứ ba của khu vực đồng euro gần sự hỗ trợ của IMF và EU) đang đáp ứng được các tiêu chí tăng trưởng; chừng nào hai nước còn duy trì được tình hình này, họ có thể tiếp tục trông chờ vào sự hỗ trợ của IMF và EU cho tới khi có thể dựa vào nguồn vốn từ các thị trường tài chính.

Kinh tế Bồ Đào Nha chính là "bản sao" của Hy Lạp cách đây 12-14 tháng. Nhà tư vấn chiến lược ở London, Nicholas Spiro, nhận định Bồ Đào Nha gần như chắc chắn sẽ theo dấu chân của Hy Lạp. Lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm hiện quanh mức 13,4% và hồi cuối tháng 1/2012 đã tăng lên mức cao 17,4%, sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với Bồ Đào Nha, khiến một số nhà đầu tư phải bán trái phiếu.

Tâm lý bi quan của các nhà đầu tư vào triển vọng của Bồ Đào Nha nằm ở các điều kiện kinh tế cơ bản của nước này. IMF dự báo năm 2012, ngân sách ban đầu - trước khi thanh toán tiền lãi - sẽ thặng dư trở lại, nhưng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm 3%, nợ của Chính phủ ước đoán sẽ tăng từ 107% GDP năm 2011 lên 116% GDP.

Điều đáng lo ngại là ngay cả khi sự căng thẳng tín dụng thêm sâu sắc, Bồ Đào Nha cũng chuyển mình chậm hơn nước láng giềng Tây Ban Nha trong việc giảm gánh nợ lĩnh vực tư nhân.

Tại Tây Ban Nha, nợ của các hộ gia đình đứng ở mức 82,7% GDP, thấp hơn 3,7% so với mức cao đỉnh điểm của nước này, trong khi tại Bồ Đào Nha, nợ của các hộ gia đình hiện ở mức 94% GDP, thấp hơn một điểm phần trăm so với mức cao đỉnh điểm năm 2009.

Tây Ban Nha cũng đã giảm nợ công từ 142,5% GDP xuống 136% GDP, trong khi tỷ lệ này của Bồ Đào Nha vẫn không đổi ở mức 130% GDP.

Như Mai (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục