Canada trình LHQ tuyên bố chủ quyền Bắc Cực

Canada đệ trình LHQ tuyên bố chủ quyền Bắc Cực

Ngày 6/12, Canada đệ trình lên Liên hợp quốc tuyên bố chủ quyền mở rộng đối với Bắc Cực.

Ngày 6/12, Canada đệ trình lên Liên hợp quốc tuyên bố chủ quyền mở rộng đối với Bắc Cực.

Giới phân tích nhận định động thái này nhiều khả năng sẽ châm ngòi cho mâu thuẫn mới giữa Canada với Nga và Đan Mạch, hai quốc gia cũng từng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực điểm đầu Trái Đất.

Phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên của Thủ tướng Canada Carl Vallee (Ca Va-li) khẳng định Ottawa hiện đang thúc đẩy tiến trình củng cố chủ quyền tại khu vực phía Bắc.

Từ trước đến nay, mở rộng chủ quyền tại khu vực Bắc Cực và vùng biển xung quanh vẫn là một nội dung quan trọng trong chính sách của Thủ tướng Stephen Harper.

Canada đã dành phần lớn 10 năm trở lại đây để thám hiểm và nghiên cứu vùng đáy biển phía Bắc và thu thập bằng chứng hỗ trợ tuyên bố của mình.

Giới chuyên gia nhận định động thái mới nhất này của Canada sẽ khởi đầu cho một cuộc đối đầu mới giữa Canada và hai quốc gia khác là Đan Mạch và Nga. Hai nước châu Âu này trước đó đều từng đưa ra những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với tuyên bố của Ottawa.

Trong báo cáo chính phủ năm 2011, Đan Mạch từng lên tiếng về mục tiêu chủ quyền đối với vùng Bắc Cực.

Theo dự đoán, Copenhagen sẽ đệ đơn lên Liên hợp quốc vào cuối năm 2014 trong khi Moskva nhiều khả năng sẽ lên kế hoạch cụ thể sau khi xem xét phạm vi tuyên bố từ Canada và Đan Mạch.

Trước đó vào năm 2002, Nga cũng từng đệ trình tuyên bố chủ quyền lên Liên hợp quốc song không được chấp nhận do không đưa ra được bằng chứng khoa học thuyết phục.

Các quốc gia giáp với Bắc Cực hiện có quyền tuyên bố chủ quyền vùng kinh tế trong phạm vi 360km tính từ đường bờ biển. Những tuyên bố chủ quyền mở rộng ngoài phạm vi này sẽ được giải quyết theo Công ước về luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).

Một quốc gia có thể giành được quyền kiểm sát khu vực đáy biển ngoài giới hạn được quốc tế công nhận nếu họ có thể đưa ra bằng chứng chứng minh được rằng khu vực đáy biển đó là phần mở rộng thềm lục địa của họ.

Vùng biển Bắc Cực lạnh giá, hoang sơ và khắc nghiệt được đánh giá là giàu trữ lượng hydrocarbon. Bên cạnh đó, tốc độ băng tan gần đây cũng mở ra tiềm năng về vận tải đường biển và khai khoáng./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục