Euro vẫn được chuộng

Euro vẫn là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai thế giới

Theo ECB, đồng euro đã vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2009 và hiện vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ lớn thứ hai thế giới, sau đồng USD.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/7 đã công bố báo cáo hàng năm đánh giá về euro - đồng tiền chung châu Âu, theo đó, đồng tiền này đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và hiện vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ lớn thứ hai thế giới, sau đồng USD.

Theo ECB, có khoảng 20-25% lượng Euro lưu hành bên ngoài lãnh thổ 16 nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong đó chủ yếu tại các nước láng giềng.

Nếu tính toán dựa trên tỷ giá hối đoái bất biến, lượng euro nắm giữ dưới hình thức trái phiếu quốc tế giảm 1,3% và khối lượng các khoản vay xuyên quốc gia bằng đồng euro giảm 1,6%.

Tuy nhiên, thị phần tiền gửi mậu biên và giao dịch ngoại hối thì hầu như không có thay đổi.

Số liệu thống kê từ năm 1999 (thời điểm đồng euro ra đời) cho thấy vai trò quốc tế của đồng tiền này đã tăng đáng kể trong những năm qua và tương đối ổn định so với các đơn vị tiền tệ quốc tế khác.

Năm 2009, đồng euro chiếm 27,3% dự trữ ngoại tệ toàn cầu, tăng so với mức 27% của năm trước đó. Trong khi đó, thị phần tương ứng của đồng USD là 62,2% và đồng yên Nhật là 3%.

Tuy nhiên, giá trị của đồng Euro đã giảm mạnh so với USD trong những tháng đầu năm 2010, bắt nguồn từ những lo ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công tăng vọt tại nhiều nước thành viên khu vực đồng Euro.

Về các chỉ số khác, trong nửa đầu năm 2010, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 17,6%; đầu tư vào tài sản cố định ở các khu vực thành thị - thước đo chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng - tăng 25,5%; doanh số bán lẻ - số đo mức chi tiêu của người tiêu dùng - tăng 18,2%.

Thu nhập bình quân đầu người của người dân thành thị và nông thôn tiếp tục tăng lần lượt 10,2% và 9,5%, lên 9.757 NDT (1.428 USD) và hơn 3.078 NDT.

Người phát ngôn NBS, ông Thịnh Lai Vân nhận định: "Nhìn chung, nền kinh tế đang vận hành tốt, song vẫn còn nhiều khó khăn và vấn đề trong quá trình phục hồi kinh tế"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục