Cái giá của việc Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone

Việc Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới. Nhà nước mất khả năng thanh khoản, sự mất giá của đồng tiền Hy Lạp mới, lượng người thất nghiệp tăng cao... đó là một số viễn cảnh mà Prognos dự báo đối với Hy Lạp. Việc Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone cũng sẽ khiến GDP của Pháp, Bồ Đào Nha và Bulgaria sụt giảm 8%, Đức là 3%. Sự kiện này không chỉ tác động đến các nước thành viên Eurozone, các đối tác châu Âu khác, mà còn ảnh hưởng đến cả Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia mới nổi.
Việc Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới. Sự kiện này không chỉ tác động đến các nước thành viên Eurozone, các đối tác châu Âu khác, mà còn ảnh hưởng đến cả Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia mới nổi.

Đây là đánh giá rút ra từ báo cáo nghiên cứu kinh tế do Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn kinh tế Prognos AG, có trụ sở chính đặt tại Basel, Thụy Sĩ thực hiện riêng cho tổ chức Bertelsmann Foundation. Nghiên cứu này phân tích các hậu quả tài chính của việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone cũng như hiệu ứng domino có thể xảy ra tại các nước thành viên Eurozone bị tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng hiện nay cũng như những thiệt hại tài chính mà nó gây ra.

Nhà nước mất khả năng thanh khoản, sự mất giá của đồng tiền Hy Lạp mới, lượng người thất nghiệp tăng cao... đó là một số viễn cảnh mà Prognos dự báo đối với Hy Lạp khi nước này rút khỏi khu vực Eurozone.

Prognos cũng đánh giá thêm rằng các vấn đề trên sẽ tác động lớn đến hoạt động hợp tác kinh tế, khiến cho nước này "có thể thiệt hại đến 164 tỷ euro hay 14.300 euro/đầu người vào năm 2020." Nghiên cứu cũng chỉ cho rằng các nền kinh tế khác cũng sẽ phải chịu thiệt hại lên đến 674 tỷ euro. Việc Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone sẽ khiến GDP của Pháp, Bồ Đào Nha và Bulgaria sụt giảm 8%, Đức là 3%.

Khi Hy Lạp ra khỏi khu vực Eurozone, sự kiện này có thể lan sang các nước Nam Âu, nơi bị ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng hiện nay. Nếu Bồ Đào Nha tiếp bước Hy Lạp nói không với đồng euro, theo nghiên cứu của Prognos, chính các đối tác thương mại sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đức sẽ thiệt hại khoảng 225 tỷ euro đến năm 2020. Ở cấp độ quốc tế, tổng số thiệt hại có thể lên đến 2.400 tỷ euro, trong đó Mỹ mất khoảng 365 tỷ euro và Trung Quốc khoảng 275 tỷ euro.

Việc Hy Lạp và Bồ Đào Nha rút khỏi khu vực Eurozone sẽ tác động trực tiếp đến Tây Ban Nha và Italy, nếu hiệu ứng domino cuốn theo Tây Ban Nha, thiệt hại mà các nên kinh tế lớn phải chịu có thể lên đến hàng ngàn tỷ euro, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, Đức sẽ chịu thiệt hại khoảng 850 ty euro và Mỹ lên đến 1.200 tỷ euro.

Tình huống sẽ trở nên trầm trọng và không thể kiểm soát nổi nếu Italy cũng tiếp bước các nước trên rút khỏi eurozone, một kịch bản khởi đầu cho suy thoái kinh tế toàn cầu.

Báo cáo kết luận: "Ngoài những hậu quả trầm trọng về kinh tế, cần tính đến những căng thẳng trong xã hội và sự bất ổn chính trị, không chỉ tại những nước rút khỏi khu vực eurozone mà tại cả những cường quốc kinh tế khác. Việc Hy Lạp rút khỏi khu vực Eurozone sẽ như châm mồi lửa vào thùng thuốc súng."./.

Hoàng Long (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục