Chỉ xạ trị liều thấp vẫn hiệu quả với ung thư vú

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng kéo dài 10 năm, việc sử dụng liệu pháp xạ trị liều thấp vẫn hiệu quả với bệnh ung thư vú.
Một cuộc nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn kéo dài 10 năm, gọi là TARGIT-A, đã tiết lộ các kết quả đầy hứa hẹn về việc sử dụng rộng rãi liệu pháp xạ trị ngắn gọn và dễ dàng hơn đối với các bệnh nhân bị ung thư vú.

Nghiên cứu khẳng định chỉ với một liều xạ trị duy nhất trong phẫu thuật (IORT = infra-operative radiotherapy) có hiệu quả gần tương đương với xạ trị kéo dài.

Trong phương pháp TARGIT (xạ trị trong có chủ đích) đối với bệnh ung thư vú, xạ trị giới hạn ở vùng vú mà khối u vừa được lấy đi.

Các nhà nghiên cứu cho biết TARGIT chặn đứng có hiệu quả sự tái phát ung thư trong hầu hết trường hợp bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Nó cũng có thể được tiến hành bở một lần đến bệnh viện.

Điều này có nghĩa là tiện lợi hơn cho bệnh nhân và giảm thời gian chờ đợi cũng như tiết kiệm đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Những phát hiện trong cuộc nghiên cứu TARGIT-A đã được đăng trên mạng tin “Article Online First” và “Lancet” và được giới thiệu trong hội nghị Cộng đồng Ung thư học Mỹ (ASCO) ở Chicago (Mỹ).

Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học gồm Jayant S Vaidya thuộc Đại học London, Anh, David Joseph, Đại học Tây Australia và các đồng nghiệp từ 28 trung tâm y tế tại 9 quốc gia.

Sau khi phẫu thuật bảo tồn vú, 90% trường hợp tái phát xảy ra rất gần với vị trí khối u được lấy đi. Vì vậy, việc hạn chế xạ trị ở vị trí cắt khối u trong phẫu thuật có thể phù hợp với các bệnh nhân.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã so sánh với xạ trị trong có chủ đích với phương pháp điều trị thông thường với phương pháp xạ trị phổ rộng.

Trong cuộc thử nghiệm này, những phu nữ trẻ nhất là 45 tuổi với ung thư vú xâm lấn được phẫu thuật bảo tồn vú đã được lựa chọn tham gia. Các bệnh nhân được gán cho tỷ lệ 1:1 đê tiếp nhận xạ trị trong có chủ đích hoặc xạ trị phổ rộng.

Việc tìm hiểu các nhân tố hậu phẫu (ví dụ ung thư biểu mô đa thùy) có thể bổ sung thêm xạ trị phổ rộng với xạ trị trong có chủ đích (với khoảng 15% bệnh nhân). Hệ quả ban đầu là tái phát tại chỗ vùng vú được bảo tồn.

Cụ thể, các bệnh nhân được chia thành 1113 bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị trong có chủ đích và 1119 bệnh nhân xạ trị phổ rộng.

Trong số 996 bệnh nhân được điều trị theo nhóm xạ trị trong có chủ đích, 854 (chiếm 86%) chỉ điều trị bằng xạ trị trong có chủ đích trong khi 142 (14%) xạ trị phối hợp với xạ trị phổ rộng. Nhóm 1025 bệnh nhân (92%) xạ trị phổ rộng đã được chỉ định điều trị.

Sau 4 năm, 6 trường hợp tái phát tại chỗ trong nhóm xạ trị trong, 5 trường hợp tái phát với xạ trị phổ rộng. Nghĩa là tỷ lệ xảy ra ở cả hai nhóm là tương đương nhau. 1,2% ở nhóm xạ trị trong có chủ đích và 0,95% đối với nhóm xạ trị phổ rộng.

Lợi ích của phương pháp điều trị TARGIT-A là tránh được hầu hết các thương tổn nguy hiểm cho tim, phổi và thực quản do tia X chiếu thẳng vào bên trong lồng ngực.

Hiện nay, việc điều trị cho các bệnh nhân chiếm phần lớn thời gian và công việc của khoa y học hạt nhân.

Ở Anh, nếu phương pháp này được áp dụng thì con số bệnh nhân phải chờ đợi xạ trị sẽ giảm đi rõ rệ, đồng thời tiết kiệm được 15 triệu bảng (23 triệu USD) mỗi năm./.

Cao Phong (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục