Vinacomin tiết kiệm 250 tỷ đồng chi phí SXKD

Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và các công ty thành viên đã ký giao ước tiết kiệm 250 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Sáng 22/2, tại Hà Nội, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tổng Giám đốc, Giám đốc các công ty thành viên đã ký giao ước thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và chỉ tiêu kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2012, với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu.

Số tiền tiết kiệm từ chi phí sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn này là 250 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu trên, Vinacomin phát động phong trào thi đua tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm theo tinh thần Nghị quyết 01 đến từng cán bộ, công nhân viên trong đơn vị bằng các biện pháp cụ thể.

Cùng với việc tính toán, phân tích kỹ lưỡng hiệu quả các dự án đầu tư, có kế hoạch điều chỉnh, cắt giảm các dự án để trư ớc mắt chỉ tập trung đầu tư các dự án phục vụ trực tiếp cho sản xuất, các dự án quyết định tăng trưởng của Tập đoàn, của đơn vị, Vinacomin yêu cầu các đơn vị thành viên quản lý chặt chẽ từ quá trình chuẩn bị đầu tư để lựa chọn phương án đầu tư, thiết bị đầu tư tiết kiệm nhất, đảm bảo hiệu quả; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, sớm đưa vào hoạt động và tiết kiệm chi phí lãi vay. Tập đoàn cũng cam kết tăng cường quản lý dòng tiền, tối ưu hóa các hoạt động tài chính để giảm chi phí lãi vay; xây dựng kế hoạch tiết kiệm năng lượng cụ thể...

Tại lễ ký giao ước, ông Nguyễn Văn Trịnh, Giám đốc Công ty Than Vàng Danh cho biết, để thực hiện mục tiêu 3.161 tỷ đồng doanh thu và tiết kiệm 46 tỷ đồng chi phí trong năm nay, công ty tiếp tục mở rộng việc áp dụng công nghệ mới phù hợp với địa hình địa chất của công ty, tăng cường quản trị tài nguyên để giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên ở mức thấp nhất, kiểm tra chặt chẽ chất lượng than, khối lượng phát sinh, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với công tác quản lý.

Công ty cũng hoàn thiện cơ chế khoán từ công ty đến từng phân xưởng, tăng cường khoán sâu, khoán rộng tới từng tổ đội sản xuất và đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất để nâng cao sản lượng.

Đối với Công ty Than Mông Dương, đơn vị khai thác ở mức -260m, theo Giám đốc công ty Doãn Văn Quang, cơ chế khoán quản chi phí không phải bây giờ mới có mà đã đư ợc áp dụng từ năm 1995, ngay t ừ khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam. Công nghệ sẽ là khâu đầu tiên và quyết định đến giảm chi phí của công ty.

Bên cạnh đó, công ty tiếp tục triển khai phong trào hợp lý hóa sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm điện năng, điều hành chặt chẽ hệ thống sản xuất, phấn đấu khoán quản hết chi phí, vận dụng tối đa quy chế đầu tư, quản lý tồn kho hàng hóa vật tư; sử dụng hợp lý dòng tiền kinh doanh và tận dụng tối đa ngu ồn tiền nhàn rỗi.

Với những giải pháp này, Công ty phấn đấu năm 2012 đạt doanh thu 1.575 tỷ đồng, lợi nhuận 63 tỷ đồng./.

Mai Phương (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục