Đắk Lắk đưa cây thông nước ghép ra trồng đại trà

Mùa mưa năm nay, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch trồng mới 100 cây thông nước (thủy tùng) ở các Khu bảo tồn thông nước Ea Ral (huyện Ea H’Leo).
Mùa mưa năm nay, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch trồng mới 100 cây thông nước (thủy tùng) ở các Khu bảo tồn thông nước Ea Ral (huyện Ea H’Leo), Trấp K’sor (huyện Krông Năng).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa cây thông nước ghép ra trồng đại trà ở các Khu bảo tồn nhằm khôi phục, phát triển loài cây cổ quý hiếm này.

Tiến sỹ Trần Vinh, Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên là người nghiên cứu, nhân giống thông nước thành công bằng phương pháp ghép cành.

Hiện nay, trong vườn ươm của đơn vị có trên 1.000 chồi ghép thông nước sinh trưởng, phát triển khá tốt, có cây đã ra hoa.

Tiến sỹ Trần Vinh khẳng định, các cây thông nước ghép đưa ra trồng đại trà ở các Khu bảo tồn trên vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. Về mặt di truyền, phần trên đoạn ghép của cây thông nước vẫn không khác với các cây thông nước nguyên sinh ở các Khu bảo tồn thông nước Ea Ral và Trấp K’Sor.

Thông nước là loài cây cổ, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật rừng quý hiếm. Loài cây này trên thế giới chỉ còn 250 cây ở các Khu bảo tồn thông nước Ea Ral và Trấp K’Sor của Việt Nam./.

Quang Huy (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục