Kiểm tra tuyến tiền liệt không giảm số tử vong

Việc soi quét phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trong nhóm đàn ông độ tuổi 50, 60 không giúp ích trong việc giảm nguy cơ tử vong.
Các nhà khoa học Mỹ hôm 6/1 đã công bố một nghiên cứu lớn cho thấy việc soi quét để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trong nhóm những người đàn ông ở độ tuổi 50 và 60 vẫn không giúp ích gì trong việc giảm số người chết vì căn bệnh này.

Kết quả thử nghiệm liên quan tới 76.000 nam giới được công bố lần đầu trong năm 2009, nhưng các thông tin mới nhất dựa trên việc tiếp tục nghiên cứu những người đã tham gia chương trình, với tổng thời gian kéo dài từ 10-13 năm đã được đăng trên số báo mới nhất của tuần báo Viện Ung thư quốc gia, Mỹ.

"Các dữ liệu xác nhận rằng với phần lớn đàn ông, không cần thiết phải soi quét thường niên để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Đại đa số các ung thư chúng tôi phát hiện được là loại u phát triển chậm và khó có khả năng giết người," tác giả Gerald Andriole ở Trường Đại học Y Washington nhận xét.

Một số được đưa vào diện quét thường niên trong vòng 6 năm, trong đó họ được trải qua các cuộc soi quét để tìm kháng thể liên quan tới ung thư tuyến tiền liệt (PSA), vốn đo đạc mức độ protein trong máu và phải thực hiện cả các cuộc kiểm tra ruột.

Những người khác được bố trí để được chăm sóc y tế thông thường, nghĩa là họ chỉ được soi quét theo khuyến cáo của bác sỹ.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người được soi quét thường niên phát hiện khối u nhiều hơn 12% so với những người chỉ được chăm sóc thông thường, với số liệu tương ứng là 4.250 trường hợp có khối u trong nhóm được soi quét thường niên và 3.815 trường hợp ở nhóm thông thường.

Nhưng số người tử vong lại không khác nhau nhiều trong hai nhóm này, với 158 người chết trong nhóm được soi quét và 145 người trong số còn lại.

Dữ liệu lần đầu được công bố trên Tuần báo y học New England hồi năm 2009, sau khi gần như mọi chủ đề trong nghiên cứu đã được theo dõi liên tục trong suốt 7 năm trời. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu thấy rằng chẳng có ai sống sót sau thử nghiệm được hưởng lợi ích từ việc soi quét để tìm ung thư. Tuy nhiên, do có quá ít người chết, người ta đã tiếp tục kéo dài nghiên cứu.

"Giờ đây, dựa trên các dữ liệu đã được cập nhật, với gần như mọi thành viên đều đã được theo dõi sức khỏe trong 10 năm và một nửa được kiểm tra tới 13 năm, chúng tôi thấy rằng chỉ có những người đàn ông trẻ nhất - những người với tuổi thọ dự kiến dài nhất - là nhóm người có xu hướng được hưởng lợi ích từ việc soi quét" - Andriole nói.

Người đàn ông ở độ tuổi đầu 40, khỏe mạnh và những người có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt, đàn ông Mỹ gốc Phi hoặc có gia đình với tiền sử mắc bệnh chính là được hưởng lợi nhiều nhất từ việc soi quét sớm./.

Gia Bảo (AFP/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục