Nhật định hợp nhất tình báo và đặc nhiệm ở nước ngoài

Lực lượng phòng vệ mặt đất của Nhật Bản đang cân nhắc việc hợp nhất các đơn tình báo và đặc nhiệm trong các sứ mệnh ở nước ngoài.
Ảnh minh họa. (Nguồn: japantimes.co.jp)

Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) của Nhật Bản đang cân nhắc hợp nhất hoạt động của các đơn tình báo và đặc nhiệm kể từ năm 2008 trong các sứ mệnh ở nước ngoài như giải cứu con tin, xâm nhập lãnh thổ của đối phương và dò la mục tiêu.

Sự tồn tại của đơn vị tình báo đã được Kyodo đưa tin vào tháng 11/2013. Đơn vị này đã bí mật thu thập các thông tin tình báo ở nước ngoài kể từ thời Chiến tranh Lạnh mà không thông báo gì với thủ tướng, tổng tư lệnh SDF, hay bộ trưởng quốc phòng, một thực tế được cho là sự chệch hướng khỏi cơ chế kiểm soát dân sự.

Trong khi chính phủ bác bỏ sự tồn tại này thì một cựu quan chức cấp cao thuộc đơn vị đặc nhiệm của GSDF được thành lập hồi năm 2004 để đối phó với các vụ tấn công khủng bố và du kích cho biết: “Chúng ta cần một đơn bị tình báo hùng mạnh để giúp đơn vị đặc nhiệm thâm nhập vào các căn cứ của kẻ thù để tấn công chúng.”

Theo các cựu quan chức này và những nguồn tin khác, nhiều khả năng đơn vị tình báo này sẽ được giao cho các hoạt động đăc biệt như việc triển khai SDF ở nước ngoài giống như lực lượng đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ vốn nổi tiếng với vụ tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố của mạng lưới al-Qaeda Osama bin Laden ở Pakistan hồi năm 2011.

Tuy nhiên, một kế hoạch như vậy có thể đi ngược với cách lý giải hiện nay về bản Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản theo đó cấm sử dụng vũ lực ở nước ngoài.

Trong khi đơn vị đặc nhiệm ra đời để tiến hành các vụ đột kích mà cảnh sát không thể xử lý được thì các nhiệm vụ ở nước ngoài bao gồm cả việc hỗ trợ tái thiết cho Iraq cũng đã được triển khai từ đó.

Mặc khác đơn vị đặc nhiệm đã bí mật tiến hành các cuộc huấn luyện giải cứu con tin ở nước ngoài và xâm nhập vào lãnh thổ đối phương cũng như trinh sát các mục tiêu bắn phá trên không.

Thông qua việc huấn luyện, đơn vị đặc nhiệm này nhận thấy là họ sẽ không thu thập đủ thông tin khi sử dụng nguồn tin địa phương. GSDF bắt đầu liên kết những cải tổ các quan chức cấp cao trong lực lượng đặc nhiệm với những thay đổi nhân sự trong đơn vị tình báo.

Theo các cựu quan chức này, đơn vị tình báo của Nhật Bản đã lập các căn cứ ở Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ba Lan cùng vài chục các thành viên GSDF liên quan đến các hoạt động tình báo ở nước ngoài mà không có cơ sở hợp pháp và bằng cách mạo căn cước là các quan chức thuộc các cơ quan chính phủ Nhật Bản bên ngoài Bộ Quốc phòng cũng như nhân viên các công ty thương mại của nước này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục