Phát hiện ruồi cổ trong hổ phách tại Myanmar

Trên đầu loài ruồi này mọc một sừng, năm con mắt, trong đó có một đôi mắt kép rất to giống với đặc điểm của nhiều loài côn trùng.
Theo Mạng khoa học và đời sống (Mỹ), gần đây tại một khu mỏ ở Myanmar, các nhà khoa học đã phát hiện một hổ phách cách ngày nay từ 97 triệu đến 110 triệu năm và trên tấm hổ phách có một con ruồi cổ.

Loài ruồi này có hình dáng rất đặc biệt, trên đầu mọc một sừng và năm con mắt, trong đó có một đôi mắt kép rất to giống với đặc điểm của nhiều loài côn trùng ngày nay.

Sự phát hiện loại ruồi cổ được đặt tên là Cascoplecia Insolitis này sẽ giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống sinh thái cổ đại và các chi tiết về đời sống động vật.

Theo giáo sư SmallGeorge BoYina, chuyên gia nghiên cứu về động vật học thuộc Đại học Oregon (Mỹ), đây là thành viên mới của gia tộc ruồi.

Giáo sư khẳng định: "Tất cả các côn trùng từng được phát hiện trước đây đều không có sừng như loài này, hơn nữa trong các động vật có sừng cũng không tìm thấy loài nào có mắt ở đỉnh đầu như loài này".

"Chính sừng và mắt giúp loài ruồi cổ này có khả năng thị lực cực tốt, giúp nó thích nghi nhanh với đời sống ở rừng. Sừng của loài ruồi cổ này có tác dụng trợ giúp cho 3 con mắt đơn, giúp cho nó dễ dàng phát hiện mối nguy hiểm đang rình rập", giáo sư này cho biết thêm./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục