Năm 2015 đánh giá toàn diện thiệt hại do dioxin

Việt Nam phấn đấu đến năm 2015 sẽ đánh giá toàn diện thiệt hại về kinh tế và xã hội do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.
HTML clipboard Việt Nam phấn đấu đến năm 2015 sẽ đánh giá toàn diện thiệt hại về kinh tế và xã hội do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.
 
Trình bày Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục cơ bản hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam tại cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban Cố vấn Hỗn hợp Việt-Mỹ về chất da cam/dioxin (JAC), tiến sĩ Lại Minh Hiển cho biết thêm, giai đoạn 2011-2012, Việt Nam sẽ phấn đấu hoàn thành việc xác định diện tích, khối lượng đất, trầm tích cần xử lý ở các khu ô nhiễm nặng và hoàn thành tổng điều tra nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc này trên toàn quốc.

Ông Lại Minh Hiển là quyền Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Văn phòng Ban chỉ đạo 33).
 
Cũng theo kế hoạch này, đến năm 2015, dự kiến có khoảng 70% hộ gia đình có nạn nhân được nhận trợ cấp và bảo hiểm y tế, đồng thời 100% thai phụ tại các vùng “nóng” được quản lý thai sản. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phổ cập việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh cho các thai phụ ở các vùng trọng điểm.
 
Theo ông Hiển, hiện có 3 điểm nóng về dioxin được tập trung ưu tiên giải quyết tẩy độc trước là các sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Đà Nẵng và Phù Cát (Bình Định). Năm 2015 là thời hạn để hoàn thành chôn lấp có kiểm soát các khu vực ô nhiễm nặng ở 3 sân bay này. Theo ước tính, tổng kinh phí tẩy độc tại 3 sân bay này là hơn 21 triệu USD giai đoạn 2008-2012 và 58,6 triệu USD trong giai đoạn 2012-2015.
 
Ông Hiển cũng cho biết thêm, dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa ước tính kinh phí khoảng 5 triệu USD, do Bộ Quốc phòng chủ trì, đã bắt đầu thực hiện từ 2007, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm nay.
 
Dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng hiện đang được Việt Nam và Mỹ phối hợp thực hiện. Dự án tẩy độc sân bay Phù Cát đang được thực hiện bằng nguồn vốn ODA trị giá khoảng 1,5 triệu USD do Cộng hòa Séc viện trợ.
 
Để hoàn thành kế hoạch này, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp giải độc, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân, Việt Nam cũng sẽ tăng cường vận động sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chính phủ Mỹ và các nước nhằm tham gia vào việc giải quyết hậu quả của chất da cam/dioxin ở Việt Nam./.

Hồng Hạnh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục