Nước sạch vẫn là thách thức lớn đối với Indonesia

Theo Bộ trưởng Y tế Indonesia Nafsiah Mboi, nước sạch và các điều kiện vệ sinh vẫn là thách thức lớn lớn đối với quốc gia quần đảo này.
Theo Bộ trưởng Y tế Indonesia Nafsiah Mboi, nước sạch và các điều kiện vệ sinh vẫn là thách thức lớn lớn đối với quốc gia quần đảo này.

Mới đây, phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Đông Á về vệ sinh môi trường và vệ sinh lần thứ ba, bà Nafsiah Mboi cho biết sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn đã khiến khoảng 55% trong tổng số dân 240 triệu người của nước này không có được các điều kiện vệ sinh, 43% không được tiếp cận với nước sạch, và không được tiếp cận với cả hai là109 triệu người.

Điều tra của Bộ Y tế Indonesia cho thấy 76% dân số đô thị ở nước này có điều kiện vệ sinh và nước sạch, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng 47% ở khu vực nông thôn.

Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho 62% dân số và tiếp cận nước sạch cho 68% dân số vào năm 2015.

Bà Nafsiah Mboi nói rằng để đạt được điều này, chính phủ cần dành ít nhất 56.000 tỷ rupiah (5,9 tỷ USD) cho các chương trình phát triển y tế từ này đến năm 2020 để xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện tiếp cận.

Cũng tại Hội nghị nói trên, Giám đốc phát triển bền vững khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Athula Kahandaliyanage đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện điều kiện vệ sinh, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa các bệnh từ nước vốn gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em.

Bởi tiêu chảy là căn bênh gây tỷ lệ tử vong cao thứ hai đối với ở trẻ em dưới 5 tuổi, làm 1,5 triệu em nhỏ bị chết hàng năm trên phạm vi toàn thế giới, trong đó ở Đông Á mỗi năm có tới 450 triệu ca tiêu chảy làm khoảng 150.000 em nhỏ bị chết.

Đại diện của UNICEF tại Indonesia, Angela Kearney lưu ý rằng một thức tế rất đáng quan tâm là khoảng 700 triệu người ở Đông Á hiện không có điều kiện tiếp cận các cơ sở vệ sinh môi trường, và gần 100 triệu người không sử dụng nhà vệ sinh.

Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục